Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2011

Tìm hiểu về khủng hoảng tại Syria

Nhà cầm quyền tại Syria có liên quan đến những cuộc biểu tình chống chính phủ rộng lớn với lực lượng quân sự áp đảo. Những cuộc biểu tình đặt ra thách thức lớn nhất trong 4 thập kỷ đối với sự cầm quyền của gia đình Assad trong quốc gia này.

Đây là bản tổng quan về các cuộc biểu tình, mà cho đến nay đã có 1600 người chết, khiến 10 nghìn người chạy trốn sang Thổ Nhĩ Kỳ, và nhiều chục ngàn người đã bị thương hoặc bị bắt.

Một cuộc biểu tình chống chính phủ tại thành phố lớn thứ 3 Syria - Homs



Những cuộc biểu tình bắt đầu như thế nào?

Lấy cảm hứng từ những cuộc cách mạng tại Ai Cập và Tunisa, những cuộc biểu tình tại Syria bắt đầu từ tháng 3 với việc đòi hỏi tự do tại biên giới phía Nam thị trấn Deraa. Nhưng vài ngươi đã bị giết khi lực lượng an ninh nổ súng vào đám đông không trang bị vũ khí. Tình trạng bất ổn tại Deraa nhanh chóng vượt khỏi vòng kiểm soát, và sau đó lan rộng đến những thị trấn và thành phố khác. Tổng thống Bashar al-Assad gửi xe tăng và quân đội đến để khôi phục trật tự, đổ lỗi cho "các băng nhóm vũ trang và khủng bố" đã gây nên bất ổn. Những thị trấn như Deraa, Homs và Douma đã bị bao vây nhiều ngày. Hàng trăm người bị giết khi những tay súng bắn tỉa và xe tăng bắn vào những người biểu tình không trang bị vũ trang. Những người biểu tình bị bao vây trong đêm, cả điện lẫn những phương tiện liên lạc đều bị cắt.

Khi tình trạng bất ổn lan rộng đến phía nam đất nước, quân đội đã bao vây thị trấn Jisr al-Shughour, nơi mà chính phủ nói rằng 120 nhân viên an ninh đã thiệt mạng. Lo ngại một cuộc tấn công bằng quân sự, hơn 10 nghìn người đã chạy trốn sang Thổ Nhĩ Kỳ, nơi mà họ ở lại trong các trại tị nạn.

Tuy nhiên, những cuộc biểu tình vẫn chưa bị dập tắt ở thủ đô Damascus hay thành phố lớn thứ 2 Aleppo, nơi mà bị an ninh canh giữ nghiêm ngặt.

Những người biểu tình muốn gì và họ đã nhận được gì?

Trong nhiều tháng, những người biểu tình đã kêu gọi tự do và dân chủ tại nơi khắc nghiệt nhất trong thế giới Ả Rập. Ông Assad đã có một số nhượng bộ và hứa sẽ cải cách hơn nữa, nhưng từ "dân chủ" chưa một lần được nhắc đến trong những tuyên bố của ông ta trước công luận. Những nhà hoạt động nói rằng - khi mà mọi người vẫn tiếp tục bị giết trên đường phố - những hứa hẹn của ông được cho là rất ít ỏi.


Người biểu tình muốn gìNhững gì Assad đem đến
Chế độ này phải sụp đổ 
Ông Assad đã nói rõ rằng ông ta không có ý định rời bỏ cương vị
Kết thúc emergency law 48 năm tuổi
Ông ta đã thu hồi emergency law vào 21 tháng 4, nhưng những lực lượng an ninh vẫn giết 1300 người biểu tình và bỏ tù hơn 10 nghìn người. 
Lập tức chấm dứt giết người và tra tấn. 
Vấn gửi quân đội đến những ngôi làng - với lý do là cần "an ninh" - và giữ hàng trăm người trong tù. 
Thả những tù nhân chính trị và những người bị bắt vì biểu tình. 
Hàng trăm người được thả, nhưng hàng ngàn người vẫn bị cầm tù, và thêm hàng trăm người bị bắt. Lần ân xá thứ 2 vào ngày 21 tháng 6, nhưng chi tiết không rõ ràng.
Chuyển sang một chế độ dân chủ, tự do và đa nguyên. 
Đối thoạt quốc gia được thiết lập để xem xét luật bầu cử mới, cho phép các Đảng chính trị khác ngoài Đảng của Baath, và cải cách hiến pháp. 
Tự do thông tin và truyền thông
Việc cải cách phương tiện truyền thông - thông tin dự tính báo cáo vào tháng 7
Độc lập tư pháp
Chưa được đề cập
Bồi thường cho những người lưu vong chính trị và những tù nhân chính trị đã biến mất
Chưa được đề cập

Đây có phải là 1 cuộc xung đột tôn giáo?

Syria là một quốc gia gồm 21 triệu người với một lượng lớn đa số người sunni (74%) và các nhóm người thiểu số quan trọng (mỗi nhóm chiếm 10% dân số ) của đạo Kitô và Alawites - các giáo phái mà ông Assad thuộc về. Trong nhiều năm, ông Assad thúc đẩy một chính phủ phi tôn giáo, hy vọng có thể liên kết các cộng đồng trong khu vực xung đột sắc tộc - như đã từng được thấy ở Lebanon và Iraq.

Tuy nhiên, ông ta cũng tập trung quyền lực trong tay gia đình ông ta và thành viên của cộng đồng Alawite, những kẻ chiếm ưu thế quyền lực trong chính quyền, quân đội và những doanh nghiệp chính tại Syria. Những khiếu nại về tham nhũng và cửa quyền đã đầy rẫy trong số những người Sunni. Và những cuộc biểu tình lớn nhất thường ở khu vực tự trị của người Sunni.

Những con số đối lập nhau đã nhấn mạnh rằng họ tìm kiếm một "cộng đồng đa quốc gia, đa sắc tộc và tôn giáo". Nhưng có những lo ngại về hỗn loạn và bất ổn, thậm chí là nội chiến - nếu Mr Assad thất bại. Những nhà hoạt động nói rằng những nỗi sợ hãi này đã bị thổi phồng. Nhưng nhiều người bên trong Syria - thậm chỉ cả những người mong muốn cải cách chính trị triệt để - nói rằng họ muốn cho Mr Assad thời gian để thực hện hơn là gây nên nguy cơ bất ổn và xung đột giáo phái.

Tình trạng bất ổn ở Syria gây nên hậu quả kinh tế gì?

Tổng quan về Syria

Dân số: 21 triệu người
Dân số dưới chuẩn nghèo: 12%
Xếp hạng tham nhũng: 127/178
Trình độ học vấn: 84%
Tuổi trung bình: 21.5; Những người trẻ tuổi không có việc làm: 24%
Nhóm dân tộc chính: Arabs (90%), Kurds (9%), Armenians, Circassians, Turkomans

Trong phát biểu tại tháng 6 này, ông Assad đã cảnh báo người dân rằng "điều nguy hiểm nhất" mà Syria phải đối mặt đó là "sự yếu kém hoặc sụp đổ" của nền kinh tế Syria. Thậm chí trước khi bất ổn. Những người Syria đã phải chịu đựng nhiều thập kỷ có tỷ lệ thất nghiệp cao, đói nghèo lan rộng và giá lương thực tăng cao. Bây giờ, kinh doanh, nông nghiệp và thương mại đã gặp khó khăn lớn. Du lịch có tất cả nhưng đã sụp đổ.

Nguồn: http://www.bbc.co.uk/news/world-middle-east-13855203

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét