Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2011

Bắt đầu một cuộc cách mạng với những công nghệ tiên tiến

(CNN) Cuộc cách mạng chính trị tại Egypt và Tunisia không chỉ được khởi xướng bởi những cuộc nổi dậy trong khu vực -- nó cũng được khởi xướng bởi những ý tưởng về việc làm cách nào để giúp những nhà cách mạng liên lạc tốt hơn khi chính phủ của họ cắt mạng Internet toàn cầu.

Shervin Pishever, nhà sáng lập của Social Gaming Network (SGN), có một kế hoạch để giúp những cá nhân tìm kiếm tự do có khả năng liên kết, làm những gì mà "không bao giờ chính phủ có thể chặn".

Pishevar, nói "Tôi muốn sử dụng công nghệ để đem đến tự do cho vùng Trung Đông"

Và dự án gần đây nhất của Pishevar, OpenMesh, cũng sẽ làm điều đó.

OpenMesh là một dự án phi lợi nhuận, liên quan đến việc sử dụng mạng lưới công nghệ không dây bắt chước khả năng tồn tại của những con kiến lửa: Một con kiến lửa đơn độc sẽ bị chết đuối trong bể nước, nhưng nếu chúng liên kết lại với nhau, những con kiến có thể hình thành một chiếc
bè của sự sống và tồn tại.

Router và những chiếc laptop được kích hoạt mạng lưới mesh có thể liên kết cùng nhau để hình thành một mạng lưới cho phép những cá nhân có thể gửi tin nhắn dọc theo những "nút" đã kết nối để tạo nên một hệ thống cục bộ cho phép những cá nhân trong 1 nhóm có thể liên lạc với nhau.

Nếu một cá nhân trong mạng lưới có khả năng kết nối đến thế giới bên ngoài, người đó có thể chia sẻ kết nối với những người khác trong mạng lưới.

Công nghệ mạng lưới không phải mới, không phải là cách giải quyết duy nhất khi vô hiệu hóa mạng không dây và Internet.

Nhưng Pishevar và đồng nghiệp của ông, Gary Jay Brooks đang cung cấp một khoảng không gian nơi mà những nhà hoạt động trực tuyến trên những điểm nóng của thế giới có thể cùng với nhau chia sẻ những ý tưởng của họ.

Bắt đầu vào tháng 1, một làn sóng thay đổi chế độ của những cuộc biểu tình đã bắt đầu ở Ai Cập, khởi xướng bởi người hàng xóm Tunisia nơi mà đã lật đổ vị tổng thống của họ trong một cuộc nổi dậy.

Chính phủ Ai Cập tắt Internet trong năm ngày trong suốt những cuộc biểu tình, vì vậy người dân Ai Cập đã sử dụng vệ tinh để kết nối, dial-up modems và kêu gọi những nhà cung cấp dịch vụ Internet ở các quốc gia khác cùng kết nối.

Bằng việc cho phép nhiều nhóm những cá nhân có thể giải quyết bất cứ bức tường lửa nào bị chính phủ áp đặt, Pishevar dự định đem đến những công cụ cho những người tìm kiếm tự do để "xóa sổ những nhà độc tài trên khắp hành tinh".

Nhiều chính phủ cứng rắn sẽ nỗ lực làm chìm những bất đồng bằng việc kiểm soát Internet với việc ngắt kết nối và những bức tường lửa. Nhưng với một chiếc điện thoại -- hay một route 90 USD -- một cá nhân có thể liên kết với hàng ngàn người khác, tạo ra một mạng lưới riêng khai thác sức mạnh lan truyền của Internet.

Và nó cũng có thể tạo ra một cộng đồng tự do không bị bó buộc bởi địa hình và những rào chắn của chính phủ.

5 cách để thoát khỏi kiểm duyệt


Sự đàn áp trên Internet tại Bắc Phi và Trung Đông hầu như không phải là một chiến thuật mới để xoa dịu những tư tưởng chính trị đối lập.

Một nghiên cứu gần đây của Freedom House phát hiện ra rằng một phần 3 -- 12 trong số 37 -- những quốc gia được xem xét đã "nhất quán hay tạm thời áp đặt việc cấm đoán đối với Youtube, Facebook, Twitter hay những dịch vụ tương đương."

Đọc nghiên cứu của Freedom House

Ngoại trưởng Hòa Kỳ của liên bang Mỹ Hillary Clinton nói rằng những hạn chế đối với các hoạt động trên Internet đã ngăn cấm sự tự do bày tỏ - là một trong số những điều đáng lo ngại nhất liên quan đến quyền con người.

Khi chính phủ có nhiều thủ đoạn trong nỗ lực dẹp bỏ quyền tự do bày tỏ trên Internet, công dân của họ trở nên am hiểu công nghệ hơn, tạo ra những công nghệ sáng tạo để phá vỡ kiểm duyệt và những cơ quan theo dõi hoạt động của họ trên Internet.

Những nhà hoạt động tại Tunisia, Ai Cập và Bahrain kể cho CNN về 5 công nghệ hữu dụng nhất để qua mặt chính phủ của họ:

1. Tor
Tor là công cụ vượt rào cho phép người sử dụng truy cập đến thông tin bị kiểm duyệt, cuối cùng nó cho phép người sử dụng có thể duy trì sự ẩn danh khi đang trực tuyến.

Slim Amaou, một "hacktivist" ở Tunisia, mô tả Tor là một chương trình cho phép bạn "vượt qua những dịch vụ kiểm duyệt trung tâm bằng việc sử dụng một máy tính từ một người khác trên thế giới".

Nó có vai trò quan trọng, bởi vì những trang truyền thông xã hội chia sẻ những thông tin về biểu tình đã bị kiểm duyệt vì vậy bạn không thể truy cập chúng mà không sử dụng những công cụ vượt kiểm duyệt.

"Vì vậy Tor quan trọng để tiếp nhận thông tin và chia sẻ nó."

2. Speak to Tweet
Speak to Tweet là một dự án liên kết giữa Google và Twitter mà lần đầu được sử dụng trong suốt cách mạng Ai Cập trong khi chế độ Mubarak ngắt kết nối đến Internet.

Ứng dụng cho phép những cá nhân gọi một số điện thoại và để lại một lời nhắn bằng âm thanh, mà sau đó tự động được dịch thành một tin nhắn trên twitter với một hashtag từ đất nước mà nó bắt nguồn.

Chương trình này cũng được sử dụng ở Syria, Libya và Bahrain. Bạn có thể nghe những tin nhắn trên Twitter qua @Speak2tweet.

3. HTTPS Everywhere

HTTPS Everywhere mã hóa liên lạc giữa những người sử dụng và các trang web chính, bao gồm Google, Twitter và Facebook. Phần mở rộng cho trình duyệt Firefox đã được tạo bởi dự án Tor và Electronic Frontier Foundation.

Theo movements.org, "Sử dụng HTTPS có nghĩa là bạn đang tạo một kênh an toàn hơn qua một mạng lưới không an toàn, bảo vệ bạn tốt hơn khỏi sự giám sát và nghe trộm. Mã hóa HTTPS đường truyền, nhưng không phải nội dung mà bạn đang truyền đạt."


4. Psiphon

Psiphon cho phép những máy trạm vượt qua nhưng bộ lọc nội dung. Không giống như Tor, người sử dụng không phải tải chương trình, nhưng họ cần được mời vào trong mạng lưới bởi một người dùng Psiphon khac, làm cho mạng lưới này rất khỏ để những nhà cầm quyền có thể xâm nhập.

5. CryptoSMS

CryptoSMS là một dịch vụ gửi và nhận những tin nhắn được mã hóa, những thứ trở nên đặc biệt vô giá ở những nơi mà điện thoại được sử dụng dễ dàng hơn truy cập Internet.

Nó yêu cầu người gửi SMS tạo một mật khẩu mà được sử dụng để mã hóa tin nhắn. Người nhận phải có mật khẩu để giải mã nó.

CryptoSMS không ẩn số điện thoại của bạn; nó sẽ chỉ tự mã hóa tin nhắn.

Nguồn: CNN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét